Thủy tinh lỏng được dùng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng, nhưng để hiểu rõ hết đặc tính cũng như các ứng dụng cảu thủy tinh lỏng thì không phải ai cũng nắm rõ.

Nếu các bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm của thủy tinh lỏng là gì, cũng như để làm rõ hơn về những ứng dụng của thủy tinh lỏng làm gì ? Vậy ResShell xin mời các bạn hãy dành chút thời gian để xem bài viết dưới đây nhé.

Thủy tinh lỏng là gì?

Thủy tinh lỏng có tên gọi theo tiếng Anh là Water Glass hoặc Sodium Silicate, tên tiếng Việt là Natri Silicat, hay con gọi là thủy tinh lỏng hoặc nước thủy tinh.

Loại thủy tinh lỏng này chủ yếu được dùng để chế tạo gia công các mẫu thủy tinh, sản xuất xây dựng là chủ yếu. Một số thành phần, đặc tính của silicate đã giúp tăng cường độ bền vững cũng như giúp cho sản phẩm sau khi hoàn thành trở nên đẹp và thẩm mỹ hơn.

Thủy tinh lỏng có công thức hóa học là Na 2 SiO 3.

Nếu nhìn bằng mắt thường thì, loại thủy tinh lỏng này dạng trong, không màu, hơi sánh lại, có khả năng tác dụng với kiềm.

Loại thủy tinh lỏng thường rất kết dính và dẻo như keo.

Khi bảo quản thủy tinh lỏng ở môi trường kín đáo thì có thể sử dụng rất lâu nhưng khi gặp môi trường có độ phân dã lớn thì khả năng bị phân dã của thủy tinh lỏng là rất cao. Bởi vì lúc này các Mô đun Silic sẽ tăng cao, đây là một chất xác định độ hòa tan của thủy tinh lỏng.

Thủy tinh lỏng có thể phản ứng với một số loại chất khác ở thể khí, rắn hoặc lỏng.

Khi cho thủy tinh lỏng vào môi trường có chứa các chất axit phân hủy thì chúng sẽ bi phân hủy. Đặc biệt khi gặp Axit Silicsic thì khả năng thủy tinh lỏng sẽ bị tách phần kết tủa dạng keo đông tụ lại là rất cao.

Tham khảo thêm: Ống Thủy Tinh Thí Nghiệm Mua Ở Đâu

Một số ứng dụng của thủy tinh lỏng

Những vật dụng nào sau khi được phủ qua một lớp thủy tinh lỏng thì độ bền của chúng sẽ tăng lên rất nhiều. Mặt khác, các vật dụng này sẽ trông đẹp hơn, vì được bao bọc xung quanh bởi lớp thủy tinh trong suốt khá đẹp. Nhiều người còn dùng thủy tinh lỏng để sản xuất và gia công trong một số lĩnh vực khác nữa, đây là một trong những nguyên vật liệu khá quan trọng hiện nay.

Thủy Tinh Lỏng Là Gì?  Ứng Dụng Để Làm Gì?
Thủy Tinh Lỏng Là Gì? Ứng Dụng Để Làm Gì?

Tham khảo thêm: Thiết kế in ấn Vỏ Hộp Son

Một số người thường dùng thủy tinh lỏng để tráng đều trên các bề mặt. Thay vì sẽ tiến hành các công đoạn lau chùi, tẩy rửa, thì lúc này họ sẽ dùng thủy tinh lỏng để làm giải pháp thay thế. Việc làm này sẽ giúp họ tiết kiệm rất nhiều về chi phí, nhân lực, và hạn chế tiếp xúc một số các loại chất độc hại khác.

Nếu trên lớp bề mặt của sơn từng được bao phủ bởi công nghệ nano thì hiện nay thủy tinh lỏng cũng được áp dụng tương tự như vậy. Nhưng sử dụng thủy tinh lỏng để ứng dụng vào thì chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều, đơn giản là vì chúng có thể dùng cho nhiều bề mặt. Đa số các doanh nghiệp, nhà hàng đều chuyển sang áp dụng công nghệ này hết. Nhằm cắt giảm bớt một số chi phí xây dựng, cũng như tránh làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Những công ty chuyên kinh doanh về nhóm ngành thực phẩm thì sẽ thường hay dùng một số loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh nhằm giúp đẩy nhanh qua trình khử khuẩn và vô trùng thực phẩm. Nhưng hiện tại, đã có một công ty ở Đức áp dụng phương pháp phun thủy tinh lỏng lên thực phẩm, rồi dùng nước nóng rửa lại. Giải pháp này vừa an toàn ma còn tiết kiệm kha khá về mặt chi phí.

Thủy tinh lỏng còn được ứng dụng để sản xuất ra các thiết bị trong ngành y tế. Rất nhiều trung tâm bênh viện tại Đức đã áp dụng phương pháp phun thủy tinh lỏng để nghiên cứu những giải pháp tốt nhất cho lĩnh vực y tế và sức khỏe. Riêng một số cửa hàng bán hambuger tại Đức cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ phun thủy tinh lỏng lên các thực phẩm mà họ đang kinh doanh.

>>> Xem ngay cơ sở sản xuất thủy tinh hiện đại nhất hiện nay

Trong lĩnh vực nông nghiệp, người ta dùng thủy tinh lỏng để nhằm giảm tránh cho cây bị nổi nấm mốc. Thay vì sử dụng các loại thuốc, hóa chất chống nấm mốc phát triển. Thì giờ đây họ chỉ cần phủ xung quanh cây giống một lớp thủy tinh lỏng là xong rồi. Lớp thủy tinh lỏng này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng cây bị nổi nấm mốc cũng như tăng cường sức đề kháng cho cây giống.

Bên trong thủy tinh lỏng có chứa một số thành phần làm từ cát thạch anh, đây là một trong những nhân tố chính để làm ra các tấm kính. Chất này rất an toàn và thân thiện với môi trường, các vi khuẩn trong môi trường sẽ không thể nào làm phân tách lớp bề mặt của thủy tinh lỏng.

Khi bạn tiến hành phun thủy tinh lỏng lên xung quanh bề mặt, nhớ là chỉ phun mỏng tầm 100 nanomet thôi nhé. Độ mỏng của lớp thủy tinh lỏng này còn mỏng hơn cả so với sợi tóc của chúng ta, nếu quan sát bằng mắt thường thì sẽ không thấy được. Lớp thủy tinh lỏng này sau khi được phủ lên có thể dùng nước hoặc vải thấm nước lau lại mà không cần phải dùng bất cứ loại hóa chất tẩy rửa nào hết.

Cho nên, nếu một số loại thực phẩm không muốn dùng các loại hóa chất bảo quản thì các bạn có thể áp dụng phương pháp phun tủy tinh lỏng nhé. Phần bề mặt sau khi phun thủy tinh lỏng sẽ có khả năng chịu được môi trường nhiệt độ giao động từ 40 – 45 (độ C) và còn ngăn chặn sự tấn công của tia cực tím.

Như vậy, thông qua bài chia sẻ “Thủy tinh lỏng là gì, ứng dụng để làm gì” hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích đến với mọi người. Nếu bạn thấy bài viết này hay thì nhớ share giúp mình nhé.

Xem thêm:

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating / 5. Vote count: