Nhựa được phân thành rất nhiều loại. Mỗi một vật dụng được chế biến từ nhựa đều có những mã nhận diện riêng để phân biệt các loại nhựa cũng như chức năng của chúng. Vật dụng có thể tái sử dụng được hay không hay có chứa những chất nào, có độc hại không sẽ tùy vào từng loại nhựa. Vậy với chai nhựa PET thì sao? Hãy cùng ResShell tìm hiểu nhé.
Mã nhận diện nhựa
Mã nhận diện nhựa là hệ thống mã số nhận diện nhựa ASTM quốc tế, viết tắt là RIC. Đây là một tập hợp gồm các ký hiệu được in trên các vật dụng, sản phẩm làm từ nhựa để xác định loại vật dụng, sản phẩm đó làm từ loại nhựa nào. Mã nhận diện nhựa được phát triển bởi Hiệp hội công nghiệp nhựa vào năm 1988. Tên gọi trước kia của hiệp hội là Đoàn thể ngành công nghiệp nhựa. Từ 2008 đến nay, mã nhận diện nhựa được quản lý bởi ASTM quốc tế.
Mã nhận diện nhựa ngày nay gồm 7 mã số tất cả. Mã số “1” chỉ PET, gồm các sản phẩm như chai đựng đồ uống, cốc, bao bì. Mã số “2” chỉ HDPE, gồm các sản phẩm như chai, cốc, can sữa. Mã số “3” chỉ PVC, gồm các sản phẩm như ống nước, lát sàn. Mã số “4” chỉ LDPE, gồm các sản phẩm như túi nilon, ống. Mã số “5” chỉ PP, gồm các sản phẩm như phụ tùng ô tô, sợi công nghiệp, hộp đựng thực phẩm. Mã số “6” chỉ PS, gồm các sản phẩm như dao dĩa nhựa, khay ăn căn tin. Mã số “7” chỉ các loại nhựa khác.
Tham khảo thêm: Hộp Nhựa Pet Có An Toàn Không

Chai nhựa PET
Chai nhựa PET là loại chai được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn có biết cụ thể đây là sản phẩm như thế nào?
PET là gì
PET là tên viết tắt của loại nhựa Terephtalat Polyetylen. Đây là một loại nhựa nhiệt dẻo, thuộc dòng Polyester. PET thường được dùng trong tổng hợp xơ sợi, các vật đựng đồ uống như chai nhựa, bình nhựa. Loại nhựa này còn được dùng để chế tạo hộp đựng thức ăn, đựng chất lỏng. Do tính chất dẻo nên PET có thể ép phun để tạo hình khối. Trong kỹ nghệ, PET thường được kết hợp với xơ thủy tinh, sản xuất sợi thủ công.
Các tính chất của PET
PET có một đặc tính quan trọng là độ nhớt. Độ nhớt của một chất thông thường phụ thuộc vào độ dài của mạch Polymer, đơn vị tính là decilit/gram (dl/g). Mạch Polymer càng dài thì độ rắn càng cao, do đó, độ nhớt càng cao. Ngoài ra, quá trình Polymer hóa cùng có thể điều chỉnh được độ dài của một Polymer. PET còn có tính chất là khả năng hút ẩm. Khi bị ẩm, sự thủy phân sẽ diễn ra làm giảm độ nhớt. Chính vì vậy, trước khi gia công PET, người ta thường có thêm bước loại bỏ độ ẩm khỏi nhựa.
Nhựa PET có khả năng chịu nhiệt và lực cao. Khi làm lạnh ở nhiệt độ -90 độ C hay làm nóng chảy ở nhiệt độ 200 độ C thì cấu trúc của PET vẫn không thay đổi. PET có tính chống khi tốt hơn đa số các loại nhựa khác, kể cả khi được làm nóng ở 100 độ C. Nhựa PET rất bền, có khả năng chịu lực cơ học cao, chịu được sự mài mòn. Nhựa có màu trong suốt, dó đó rất thích hợp để đựng các loại đồ uống có màu sắc đẹp mắt.
Quy trình sản xuất chai nhựa PET
Quy trình sản xuất chai nhựa PET gồm hai công đoạn chính là nhựa hóa trong xi lanh nguyên liệu sau đó tạo hình bằng khuôn. Ở công đoạn một, các hạt nhựa PET nguyên chất được đưa vào sấy nóng ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng từ 3h đến 4h. Sau đó, nhựa được đưa vào máy tạo phôi. Qua các vòng gia nhiệt trong máy, hạt nhựa PET chuyển từ thể rắn sang lỏng. Chất lỏng này sau đó sẽ được bơm vào phôi khuôn kín để ở công đoạn hai. Cuối cùng, phôi khuôn được làm nguội.
Chai nhựa PET có độc không?
Chai nhựa được làm từ nhựa PET nguyên chất được đảm bảo sự an toàn cao, không gây nhiễm độc vào nước. Tuy nhiên, loại chai này sẽ có giá thành cao nên thường được dùng cho nước uống đóng chai cao cấp. Hiện nay, để giảm giá thành một chai đựng bằng nhựa PET, người ta thường hay pha thêm nhựa tái chế. Loại nhựa tái chế này có thêm kim loại nặng có thể nhiễm vào nước uống, gây độc hại cho cơ thể chúng ta.
Tham khảo thêm: Cách Làm Hộp Đựng Trang Sức Bằng Giấy
Chai nhựa PET có tái sử dụng được không?
PET là một trong 3 loại nhựa an toàn có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Tuy nhiên, mã ký hiệu số “1” của PET ám chỉ PET chỉ nên dùng một lần. Theo các chuyên gia, nếu như tái sử dụng PET nhiều lần sẽ có nguy cơ gia tăng việc hòa tac các chất có hại vào trong nước. Nước đó khi vào trong cơ thể sẽ gây độc cho chúng ta. Chai nhựa PET còn là loại khó làm sạch, mức độ tái chế thấp (khoảng 20%). Do đó, chúng ta không nên tái sử dụng chai nhựa PET.
Nhựa PET thường được dùng để sản xuất các loại chai đựng thức uống, hộp đồ ăn nhanh. Loại chai nhựa này chỉ không có độc tuy nhiên khi bị pha lẫn tạp chất là nhựa tái chế sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm kim loại nặng vào nước. Với chai nhựa PET chúng ta không nên tái sử dụng để có thể đảm bảo được sức khỏe của bản thân. Nếu như có thể, hãy sử dụng các loại chai bằng chất liệu an toàn hơn để thay thế chai nhựa PET.
Xem thêm:
- Chai Nhựa Pet 500ml Giá Bao Nhiêu Tiền
- Chai thủy tinh nắp cài kín hơi oxford bormioli rocco giá bao nhiêu
- Bảng giá in nhãn mác đẹp rẻ quần áo ở Tphcm
- Mẫu nhãn mác thực phẩm đẹp
- Địa chỉ mua bán chai nhựa giá sỉ đầy đủ mẫu mã
How useful was this post?
Click on a star to rate it!
Average rating / 5. Vote count: